Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Tàu cổ Bình Châu

Tháng 9 năm ngoái, báo chí bắt đầu thông tin về con tàu cổ bị đắm ở ven biển xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi. Từ lúc phát hiện, người dân địa phương đã tranh nhau lặn vớt cổ vật, đa phần là gốm sứ cổ Trung Quốc, thời Minh. Các món được nói có giá sang tay hàng chục triệu đồng là những đĩa men ngọc (thanh từ) gần như chắc chắn có xuất xứ từ lò Long Tuyền vùng Xử Châu. Do bị khai thác không đúng qui cách, rất nhiều hiện vật trở thành những mảnh vỡ nát. Chính quyền cũng nhanh chóng vào cuộc để xác lập quyền quản lý nhà nước  về di sản văn hóa và các nhà khoa học bắt đấu tiến hành khảo sát nghiên cứu. Đã từng xảy ra xô xát giữa người dân và lực lượng gìn giữ trật tự. Tỉnh Quảng Ngãi vừa công bố kế hoạch trục vớt với chi phí ước tính 40 tỷ đồng, trong khi đánh giá về giá trị cổ vật là trên 50 tỷ đồng. Cả hai con số này không rõ được căn cứ trên cơ sở nào. Còn các nhà khoa học ban đầu đánh giá niên đại cổ vật gốm sứ vào thời Minh, về sau lại đẩy lên khả năng thời Tống - Nguyên hay thế kỷ 14, với giải thích sơ bộ là do so sánh kiểu dáng, men và họa tiết trên gốm sứ cùng những phỏng đoán liên quan đến các đồng tiền được cho là từ con tàu này.

Tuy nhiên, nếu xem xét kiểu thức của một số món gốm sứ được thông tin trên mặt báo, thì có sự tương đồng với những hiện vật được nhận định niên đại lùi về thế kỷ 15-16.

Ba lư hương từ tàu đắm, được cho là thời Nguyên:



Hiện vật so sánh:

Longtuyen01-c15 16

^ Lư hương Long Tuyền diêu tk 15-16, Bảo tàng Cố cung Đài Loan (NPM)

Longtuyen-Yuan

^ Lư hương Long Tuyền diêu thời Nguyên, Bảo tàng Tokyo Nhật Bản (TNM)

Longtuyen05-c15 16

^ Bát Long Tuyền diêu tk 15-16, Bảo tàng NPM

Các mảnh đĩa từ tàu đắm:

20-9,_Co_vat_7

muagio7.jpg;pveaf8b0725e0987c4

Hiện vật so sánh:

Longtuyen04-c15 16

^ Đĩa Long Tuyền diêu tk 15-16, Bảo tàng NPM

Longtuyen02-c15 16

^ Đĩa Long Tuyền diêu tk 15-16, Bảo tàng NPM

Yuan-02

^ Đĩa Long Tuyền diêu thời Nguyên, Bảo tàng NPM

Yuan-03

^ Đĩa Long Tuyền diêu thời Nguyên, Bảo tàng NPM

Thời Nguyên có thể xem như giai đoạn cực thịnh của gốm Long Tuyền, Long Tuyền diêu được xuất khẩu rộng khắp. Sang đến thời Minh, đồ sứ men thanh hoa và các loại men màu từ Cảnh Đức Trấn diêu đã dần chiếm lĩnh thị trường, do đó gốm Long Tuyền diêu không còn địa vị như xưa, kỹ thuật chế tác cũng giản lược. Những dòng có lẽ dùng cho giới bình dân thậm chí còn tráng men hở lòng, để đơn giản khi nung (không cần con kê hay làm bao nung). Việc xuất lộ nhiều những hiện vật dạng này ở khu vực tàu đắm có thể phù hợp với giai đoạn bắt đầu thoái trào của lò Long Tuyền.

Hy vọng quá trình trục vớt cổ vật và tàu đắm sẽ sớm đưa đến kết luận chính xác về niên đại cùng nguồn gốc con tàu cũng như các cổ vật trên đó, cho phép hình dung về quá trình giao thương giữa các quốc gia thời trung đại qua những tuyến hàng hải trên biển Đông...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét