Nguồn:
1. Lâm Liêm Dĩnh 林廉穎 - Minh đại Cảnh Đức trấn đơn sắc dứu quan diêu từ khí chi nghiên cứu 明代景德鎮單色釉官窯瓷器之研究. Đại học sư phạm quốc gia Đài Loan
2. Dữ liệu ảnh online, Bảo tàng Cố cung quốc gia Đài Loan (NPM)
http://taiwanacademy.tw/
http://digitalarchives.tw/
3. Dữ liệu ảnh online, Bảo tàng quốc gia Tokyo Nhật Bản (TNM)
4. Những nguồn khác (xem trong bài)
***
Các dòng men độc sắc trên đồ sứ quan diêu Cảnh Đức Trấn thời Minh, Thanh
Ghi chép vắn tắt này chỉ điểm qua cách định danh một số kiểu men (dứu 釉, e. glaze) đơn sắc trên đồ gốm sứ thời Minh, Thanh cùng hình ảnh minh họa. Hình ảnh và nội dung sẽ còn được điều chỉnh theo việc cập nhật tư liệu.
1. 白釉 - bạch dứu
Bạch dứu từ khí, hay còn gọi bạch từ, có sắc men trắng hay ngà. Không nên nhầm với bạch định - vốn chỉ bạch từ của Định diêu (thời Tống).
^ Chậu thời Minh Hoằng Trị, men điềm bạch - 明 弘治 甜白雲龍盤
^ Bình thời Thanh Ung Chính - 清 雍正 白釉直口匙箸瓶
^ Bình thời Thanh Càn Long - 清 乾隆 白釉雕花蓮花玉壺春瓶
2. 青白釉 - thanh bạch dứu
Men thanh bạch (e. qing bai), còn gọi là men ảnh thanh 影青 (e. ying qing) là dòng men trắng phớt xanh phổ biến từ thời Tống, Nguyên cho tới thời Minh. Lưu ý rằng rất nhiều lò gốm sứ Trung Quốc sử dụng kiểu men này.
^ Bát lễ thời Thanh Càn Long - 清 乾隆 影青瓷禮器簋
3. 紅釉 - hồng dứu
Men đỏ mà người chơi hay gọi là men thúy hồng 翠紅, tế hồng 祭紅, tễ hồng 霽紅.
^ Đĩa thời Minh Tuyên Đức men tế hồng - 明 宣德窯 祭紅白裡暗花雙龍紋盤
^ Bình quan âm thời Thanh Khang Hi, men bảo thạch hồng - 清 康熙 寶石紅觀音瓶
^ Chén đựng nước thời Khang Hi, men giang đậu hồng - 豇豆红釉暗花团螭纹水盂 (nguồn: VCM)
Tạo hình này gọi là vu 盂, nhưng có lúc được gọi là tôn 尊, nang...
^ Chén thời Thanh Khang Hi - 清 康熙 紅釉暗花龍鳳太白尊
^ Bình thời Thanh Càn Long, men tễ hồng - 霽紅瓷撇口瓶
Có thể tạm xếp chung vào dòng này các màu men dương can tử 羊肝紫, trư can sắc 豬肝色...
^ Nang thời Thanh Khang Hi, men trư can sắc - 清 康熙 豬肝色花囊
^ Bình thời Thanh hiệu đề Ung Chính, màu dương can tử - 清 雍正款 羊肝紫瓷花瓶
4. 藍釉 - lam dứu
Men màu chàm, màu xanh cobalt, người chơi hay gọi là thúy lam 翠藍 - màu xanh biếc, tễ thanh 霽青, tễ lam 霽藍.
^ Bình hồ lô thời Minh Tuyên Đức - 明 宣德 霽青胡蘆瓶
^ Đĩa thời Minh hiệu đề Gia Tĩnh - 明 嘉靖款霽藍小瓷碟
^ Chậu thời Thanh Càn Long - 清 乾隆 霽青獸面雙環洗
5. 灑藍釉 - sái lam dứu
Người chơi hay gọi là men lam phun
6. 天藍釉 - thiên lam dứu
^ Chậu rửa bút thời Thanh Khang Hi - 清 康熙 天藍釉筆洗
7. 回青釉 - Hồi thanh dứu
Người chơi hay gọi là men chàm Hồi, chỉ loại men màu xanh cobalt có nguồn gốc từ Arab.
8. 青釉 - thanh dứu
Thanh có nghĩa là màu xanh. Từ ''thanh dứu'' đôi khi chỉ nhiều màu men, từ phớt xanh sang đến phớt lục, phớt vàng tương đương như dòng men ngọc thời Tống, Nguyên.
^ Chậu rửa bút thời Thanh Khang Hi - 清 康熙 青釉筆洗
^ Bình thời Thanh Ung Chính - 清 雍正 青瓷貫耳穿帶蓋瓶
9. 綠釉 - lục dứu
Men màu xanh lá.
10. 孔雀綠釉 - khổng tước lục dứu
Men màu xanh lông chim công
^ Bình (dạng túi mật) thời Thanh - 清 孔雀綠釉膽瓶
^ Bình thời Thanh
11. 黃釉 - hoàng dứu
Men màu vàng.
^ Chén thời Minh Tuyên Đức - 明 宣德 黃釉仰鍾式碗
^ Hũ có nắp thời Thanh Khang Hi - 清 康熙 黃瓷蓋罐
12. 醬釉 - tương dứu
Men màu nâu nhạt, người chơi hay gọi là màu da lươn.
13. 黑釉 - hắc dứu
Men màu đen
14. 茄皮紫釉 - gia bì tử dứu
Men màu tím vỏ cà.
Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013
Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013
Tàu cổ Bình Châu
Tháng 9 năm ngoái, báo chí bắt đầu thông tin về con tàu cổ bị đắm ở ven biển xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi. Từ lúc phát hiện, người dân địa phương đã tranh nhau lặn vớt cổ vật, đa phần là gốm sứ cổ Trung Quốc, thời Minh. Các món được nói có giá sang tay hàng chục triệu đồng là những đĩa men ngọc (thanh từ) gần như chắc chắn có xuất xứ từ lò Long Tuyền vùng Xử Châu. Do bị khai thác không đúng qui cách, rất nhiều hiện vật trở thành những mảnh vỡ nát. Chính quyền cũng nhanh chóng vào cuộc để xác lập quyền quản lý nhà nước về di sản văn hóa và các nhà khoa học bắt đấu tiến hành khảo sát nghiên cứu. Đã từng xảy ra xô xát giữa người dân và lực lượng gìn giữ trật tự. Tỉnh Quảng Ngãi vừa công bố kế hoạch trục vớt với chi phí ước tính 40 tỷ đồng, trong khi đánh giá về giá trị cổ vật là trên 50 tỷ đồng. Cả hai con số này không rõ được căn cứ trên cơ sở nào. Còn các nhà khoa học ban đầu đánh giá niên đại cổ vật gốm sứ vào thời Minh, về sau lại đẩy lên khả năng thời Tống - Nguyên hay thế kỷ 14, với giải thích sơ bộ là do so sánh kiểu dáng, men và họa tiết trên gốm sứ cùng những phỏng đoán liên quan đến các đồng tiền được cho là từ con tàu này.
Tuy nhiên, nếu xem xét kiểu thức của một số món gốm sứ được thông tin trên mặt báo, thì có sự tương đồng với những hiện vật được nhận định niên đại lùi về thế kỷ 15-16.
Ba lư hương từ tàu đắm, được cho là thời Nguyên:
Hiện vật so sánh:
^ Lư hương Long Tuyền diêu tk 15-16, Bảo tàng Cố cung Đài Loan (NPM)
^ Lư hương Long Tuyền diêu thời Nguyên, Bảo tàng Tokyo Nhật Bản (TNM)
^ Bát Long Tuyền diêu tk 15-16, Bảo tàng NPM
Các mảnh đĩa từ tàu đắm:
Hiện vật so sánh:
^ Đĩa Long Tuyền diêu tk 15-16, Bảo tàng NPM
^ Đĩa Long Tuyền diêu tk 15-16, Bảo tàng NPM
^ Đĩa Long Tuyền diêu thời Nguyên, Bảo tàng NPM
^ Đĩa Long Tuyền diêu thời Nguyên, Bảo tàng NPM
Thời Nguyên có thể xem như giai đoạn cực thịnh của gốm Long Tuyền, Long Tuyền diêu được xuất khẩu rộng khắp. Sang đến thời Minh, đồ sứ men thanh hoa và các loại men màu từ Cảnh Đức Trấn diêu đã dần chiếm lĩnh thị trường, do đó gốm Long Tuyền diêu không còn địa vị như xưa, kỹ thuật chế tác cũng giản lược. Những dòng có lẽ dùng cho giới bình dân thậm chí còn tráng men hở lòng, để đơn giản khi nung (không cần con kê hay làm bao nung). Việc xuất lộ nhiều những hiện vật dạng này ở khu vực tàu đắm có thể phù hợp với giai đoạn bắt đầu thoái trào của lò Long Tuyền.
Hy vọng quá trình trục vớt cổ vật và tàu đắm sẽ sớm đưa đến kết luận chính xác về niên đại cùng nguồn gốc con tàu cũng như các cổ vật trên đó, cho phép hình dung về quá trình giao thương giữa các quốc gia thời trung đại qua những tuyến hàng hải trên biển Đông...
Tuy nhiên, nếu xem xét kiểu thức của một số món gốm sứ được thông tin trên mặt báo, thì có sự tương đồng với những hiện vật được nhận định niên đại lùi về thế kỷ 15-16.
Ba lư hương từ tàu đắm, được cho là thời Nguyên:
Hiện vật so sánh:
^ Lư hương Long Tuyền diêu tk 15-16, Bảo tàng Cố cung Đài Loan (NPM)
^ Lư hương Long Tuyền diêu thời Nguyên, Bảo tàng Tokyo Nhật Bản (TNM)
^ Bát Long Tuyền diêu tk 15-16, Bảo tàng NPM
Các mảnh đĩa từ tàu đắm:
Hiện vật so sánh:
^ Đĩa Long Tuyền diêu tk 15-16, Bảo tàng NPM
^ Đĩa Long Tuyền diêu tk 15-16, Bảo tàng NPM
^ Đĩa Long Tuyền diêu thời Nguyên, Bảo tàng NPM
^ Đĩa Long Tuyền diêu thời Nguyên, Bảo tàng NPM
Thời Nguyên có thể xem như giai đoạn cực thịnh của gốm Long Tuyền, Long Tuyền diêu được xuất khẩu rộng khắp. Sang đến thời Minh, đồ sứ men thanh hoa và các loại men màu từ Cảnh Đức Trấn diêu đã dần chiếm lĩnh thị trường, do đó gốm Long Tuyền diêu không còn địa vị như xưa, kỹ thuật chế tác cũng giản lược. Những dòng có lẽ dùng cho giới bình dân thậm chí còn tráng men hở lòng, để đơn giản khi nung (không cần con kê hay làm bao nung). Việc xuất lộ nhiều những hiện vật dạng này ở khu vực tàu đắm có thể phù hợp với giai đoạn bắt đầu thoái trào của lò Long Tuyền.
Hy vọng quá trình trục vớt cổ vật và tàu đắm sẽ sớm đưa đến kết luận chính xác về niên đại cùng nguồn gốc con tàu cũng như các cổ vật trên đó, cho phép hình dung về quá trình giao thương giữa các quốc gia thời trung đại qua những tuyến hàng hải trên biển Đông...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)