Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012
Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012
Marc Chagall
Marc Chagall (1887-1985), sinh tại Vitebsk, Belarussia trong một gia đình gốc Do thái. Thủa nhỏ ông theo học hội họa ở đó, và sau là ở St. Petersburg. Vào năm 23 tuổi, ông đã sang Paris. Kể từ năm thứ hai sau khi tới đây, ông đến cư ngụ tại khu vực vốn tập trung nhiều studio của các nghệ sĩ, mang tên La Ruche (The Beehive – Tổ ong). Trong số các nghệ sĩ ở đó có Leger, Modigliani, và Archipenco. Sự giao tình của họ còn gồm có một nhóm nhà thơ, đứng đầu là Guillaume Apollinaire. Chính nhờ thông qua Apollinaire, ông đã gặp Herwarth Walden, chủ gallery ở Berlin Der Sturm (The Storm – Cơn bão). Walden là người say mê trường phái biểu hiện, đã đề nghị được tổ chức triển lãm riêng đầu tiên của Chagall tại Berlin năm 1914.
Trở lại thăm Vitebsk sau cuộc triển lãm, Chagall buộc phải lưu lại đó khá lâu do sự bùng nổ của Thế chiến I. Ông không thể trở lại Paris cho đến tận nhiều năm sau Cách mạng tháng Mười 1917. Trong thời gian ở nước Nga, ông đã cưới Bella Rosenfeld, lập bảo tàng, trở thành giám đốc Hàn lâm viện nghệ thuật, và dành hẳn một năm ở Moscow cho việc thiết kế kiểu dáng Nhà hát Nghệ thuật Do thái tại đây.
^ The Birthday (1915)
^ Double Picture with Wine Glass (1917-1918)
^ Self-Portrait with Palette (1917)
^ The Promenade (1917)
^ On the City (Not dated)
Năm 1922, trong chuyến quay về Paris cùng vợ và con gái Ida, ông đã trưng bày nhiều tác phẩm của mình tại Berlin và ở lại một thời gian để tìm hiểu về ấn loát đồ họa. Phương tiện này đã trở thành phần quan trọng trong sáng tác của ông. Sau này ông từng nói: “Khi tôi cầm lên một thạch bản hay bản khắc đồng, nó dường như cho tôi cảm giác chạm tay vào một phù đồ, nó cho tôi cảm giác có thể chuyển tải hết mọi vui buồn của mình vào đó…, tất cả những gì ngang qua cuộc đời tôi dọc suốt nhiều năm tháng: sự chào đời và cái chết, hôn nhân, hoa cỏ, muông thú, chim chóc, những kẻ bần hàn, cha mẹ, những mối tình trong đêm, các sách tiên tri của Kinh thánh, đời sống đường phố, trong nhà, nơi Thánh thất, và chốn thiên đường. Tấn bi kịch cuộc đời luôn ở bên trong ta, bao quanh ta, khi ta dần già đi.”
Các yếu tố đặc trưng cho phong cách Chagall cũng là tiêu biểu cho những trào lưu nghệ thuật thời đại ấy. Màu sắc của trường phái Dã thú, cấu trúc phân cắt của chủ nghĩa Lập thể hay ảo mộng như những hình ảnh trong tranh Siêu thực… đều có thể được tìm thấy trong hội họa của Chagall, nhưng ông vẫn giữ được trong thế giới hội họa của mình nhiều nét sáng tạo riêng, không thiên về bất cứ trào lưu nào.
^ The Violinista in Green (1923-1924)
^ Solitude (1933)
Trong những năm Đức quốc xã chiếm đóng Paris, ông chuyển cả gia đình sang Mỹ sinh sống. Về sau, ông lập gia đình với người vợ thứ hai, Vava, và sống ở St. Paul de Vence, miền nam nước Pháp. Ngoài hội họa và đồ họa, Chagall còn thực hiện nhiều tác phẩm nghệ thuật kiến trúc, bao gồm nhiều bích họa, mosaic, kính ghép mảnh, và thậm chí cả thảm trang trí…
^ Stained glass windows - Hebrew University Jerusalem (nguồn: http://luciano.stanford.edu/~levi/image_galery_site/Jerusalem/images/)
Leon Amiel, xuất bản gia ở New York cho các phiên bản ấy và cũng là nhà sưu tập các tác phẩm của Chagall, đã tôn vinh ông không chỉ như bậc thầy hội họa của thế kỷ 20, mà còn là đại sư của mọi thời.
Nguồn ảnh: http://www.terminartors.com
Trở lại thăm Vitebsk sau cuộc triển lãm, Chagall buộc phải lưu lại đó khá lâu do sự bùng nổ của Thế chiến I. Ông không thể trở lại Paris cho đến tận nhiều năm sau Cách mạng tháng Mười 1917. Trong thời gian ở nước Nga, ông đã cưới Bella Rosenfeld, lập bảo tàng, trở thành giám đốc Hàn lâm viện nghệ thuật, và dành hẳn một năm ở Moscow cho việc thiết kế kiểu dáng Nhà hát Nghệ thuật Do thái tại đây.
^ The Birthday (1915)
^ Double Picture with Wine Glass (1917-1918)
^ Self-Portrait with Palette (1917)
^ The Promenade (1917)
^ On the City (Not dated)
Năm 1922, trong chuyến quay về Paris cùng vợ và con gái Ida, ông đã trưng bày nhiều tác phẩm của mình tại Berlin và ở lại một thời gian để tìm hiểu về ấn loát đồ họa. Phương tiện này đã trở thành phần quan trọng trong sáng tác của ông. Sau này ông từng nói: “Khi tôi cầm lên một thạch bản hay bản khắc đồng, nó dường như cho tôi cảm giác chạm tay vào một phù đồ, nó cho tôi cảm giác có thể chuyển tải hết mọi vui buồn của mình vào đó…, tất cả những gì ngang qua cuộc đời tôi dọc suốt nhiều năm tháng: sự chào đời và cái chết, hôn nhân, hoa cỏ, muông thú, chim chóc, những kẻ bần hàn, cha mẹ, những mối tình trong đêm, các sách tiên tri của Kinh thánh, đời sống đường phố, trong nhà, nơi Thánh thất, và chốn thiên đường. Tấn bi kịch cuộc đời luôn ở bên trong ta, bao quanh ta, khi ta dần già đi.”
Các yếu tố đặc trưng cho phong cách Chagall cũng là tiêu biểu cho những trào lưu nghệ thuật thời đại ấy. Màu sắc của trường phái Dã thú, cấu trúc phân cắt của chủ nghĩa Lập thể hay ảo mộng như những hình ảnh trong tranh Siêu thực… đều có thể được tìm thấy trong hội họa của Chagall, nhưng ông vẫn giữ được trong thế giới hội họa của mình nhiều nét sáng tạo riêng, không thiên về bất cứ trào lưu nào.
^ The Violinista in Green (1923-1924)
^ Solitude (1933)
Trong những năm Đức quốc xã chiếm đóng Paris, ông chuyển cả gia đình sang Mỹ sinh sống. Về sau, ông lập gia đình với người vợ thứ hai, Vava, và sống ở St. Paul de Vence, miền nam nước Pháp. Ngoài hội họa và đồ họa, Chagall còn thực hiện nhiều tác phẩm nghệ thuật kiến trúc, bao gồm nhiều bích họa, mosaic, kính ghép mảnh, và thậm chí cả thảm trang trí…
^ Stained glass windows - Hebrew University Jerusalem (nguồn: http://luciano.stanford.edu/~levi/image_galery_site/Jerusalem/images/)
Leon Amiel, xuất bản gia ở New York cho các phiên bản ấy và cũng là nhà sưu tập các tác phẩm của Chagall, đã tôn vinh ông không chỉ như bậc thầy hội họa của thế kỷ 20, mà còn là đại sư của mọi thời.
Nguồn ảnh: http://www.terminartors.com
Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012
Định diêu - Gốm "Ding"
Đây là ghi chép ở dạng sơ lược của mình. Thông tin trong bài cần thẩm định thêm.
Xem phần cũ hơn:
- Nhữ diêu
- Kiến diêu
...
1. ĐỊNH DIÊU (e. Ding ware, Ding kilns)
Định diêu 定窯 là dòng gốm sứ xuất hiện từ cuối đời Đường và mất đi vào thời Kim sang Nguyên, thuộc vùng Dingzhou (Định Châu 定州). Di tích lò hiện còn ở thôn Giản Tư 澗滋 và Yến Sơn 燕山, huyện Khúc Dương 曲陽, Hà Bắc 河北, Trung Quốc. Nổi tiếng bởi chất liệu men trắng ngà hay màu trắng kem, nhưng Định diêu cũng chế tác vài kiểu men khác, và dùng nhiều kỹ thuật khác nhau. Chủng loại gốm và sản lượng rất phong phú, bao gồm những sản phẩm thương mại chất lượng cao cho giới thương gia giàu có và tầng lớp sĩ phu, cũng như dòng sản phẩm cao cấp nhất cung tiến cho triều đình. Gốm sứ Định diêu đã đạt đến đỉnh cao vào thời Tống, bởi cả màu sắc tinh tế lẫn hình thức tao nhã. Thai cốt mỏng mảnh và nhẹ, chất đất bền cứng, thấu quang vừa phải, dòng bạch từ 白瓷 của Định diêu đã lừng danh. Ngoài bạch từ, Định diêu còn chế tác men đen, men tương cũng như men xanh, tương ứng gọi là Hắc định 黑定, Tử định 紫定, Lục định 綠定, hay men sắc vàng hạt dứu 褐釉. Từ một lò gốm dân gian, tới giữa thời Tống, với phẩm chất tinh túy, gốm Định diêu đã được chọn dùng trong cung đình với số lượng nhiều. Bạch định thời Kim vô cùng sắc sảo. Người ta tin rằng gốm Định diêu đã truyền cảm hứng cho những sản phẩm sứ Zingdezhen (Cảnh Đức Trấn 景德鎮) đầu tiên, và kiểu men bạch từ của Định diêu còn được phỏng chế bởi các lò gốm sứ muộn sau này thời Minh, Thanh. Các tư liệu Trung Quốc thường xếp Định diêu đứng đầu bảng trong Ngũ đại danh diêu thời Tống.
Các nhà sưu tập sau này có thói quen dùng chữ "bạch định" - mình hiểu là chữ viết gọn của "bạch từ Định diêu" - để chỉ mọi loại gốm sành tráng men trắng hay sứ men trắng không có trang trí thêm màu khác. Cần lưu ý rằng Định diêu không chỉ dùng duy nhất loại men màu trắng, mà dùng phổ biến cả men vàng, men đen... Mặt khác các món men trắng không hẳn chỉ xuất phát từ lò Định diêu, chẳng hạn thời Tống dòng Cát Châu diêu 吉州窯 (e. Jizhou ware) cũng có bạch từ, thời Minh - Thanh có dòng bạch từ vùng Đức Hóa - Phúc Kiến.
^ Bạch từ Định diêu thời Tống, hiện vật ở NPM
^ Bạch từ Định diêu thời Tống, hiện vật ở NPM
^ Bạch từ Định diêu thời Kim, hiện vật ở NPM
^ Gốm Định diêu thời Bắc Tống, hiện vật ở TNM
^ Gốm Cát châu diêu thời Nam Tống, hiện vật ở NPM
...
Loạt ghi chép sơ lược này tạm dừng tại đây, mặc dù có đến cỡ chục dòng gốm sứ Trung Quốc danh tiếng trước khi xuất hiện thanh hoa từ (men trắng vẽ xanh) thời Nguyên và các loại hình muộn hơn.
Vả lại trong mối quan tâm của riêng mình, lịch sử, văn hóa hay nghệ thuật Việt mới là vấn đề tạm coi như bản lai diện mục, chứ không phải những Ru, những Guan, những Jizhou, Cizhou, Yaozhou... Lò dò lòng vòng bên ngoài chẳng qua để nhìn rõ hơn phần nào vào dung mạo của mình, mà chẳng biết có thấy được không đây?
Xem phần cũ hơn:
- Nhữ diêu
- Kiến diêu
...
1. ĐỊNH DIÊU (e. Ding ware, Ding kilns)
Định diêu 定窯 là dòng gốm sứ xuất hiện từ cuối đời Đường và mất đi vào thời Kim sang Nguyên, thuộc vùng Dingzhou (Định Châu 定州). Di tích lò hiện còn ở thôn Giản Tư 澗滋 và Yến Sơn 燕山, huyện Khúc Dương 曲陽, Hà Bắc 河北, Trung Quốc. Nổi tiếng bởi chất liệu men trắng ngà hay màu trắng kem, nhưng Định diêu cũng chế tác vài kiểu men khác, và dùng nhiều kỹ thuật khác nhau. Chủng loại gốm và sản lượng rất phong phú, bao gồm những sản phẩm thương mại chất lượng cao cho giới thương gia giàu có và tầng lớp sĩ phu, cũng như dòng sản phẩm cao cấp nhất cung tiến cho triều đình. Gốm sứ Định diêu đã đạt đến đỉnh cao vào thời Tống, bởi cả màu sắc tinh tế lẫn hình thức tao nhã. Thai cốt mỏng mảnh và nhẹ, chất đất bền cứng, thấu quang vừa phải, dòng bạch từ 白瓷 của Định diêu đã lừng danh. Ngoài bạch từ, Định diêu còn chế tác men đen, men tương cũng như men xanh, tương ứng gọi là Hắc định 黑定, Tử định 紫定, Lục định 綠定, hay men sắc vàng hạt dứu 褐釉. Từ một lò gốm dân gian, tới giữa thời Tống, với phẩm chất tinh túy, gốm Định diêu đã được chọn dùng trong cung đình với số lượng nhiều. Bạch định thời Kim vô cùng sắc sảo. Người ta tin rằng gốm Định diêu đã truyền cảm hứng cho những sản phẩm sứ Zingdezhen (Cảnh Đức Trấn 景德鎮) đầu tiên, và kiểu men bạch từ của Định diêu còn được phỏng chế bởi các lò gốm sứ muộn sau này thời Minh, Thanh. Các tư liệu Trung Quốc thường xếp Định diêu đứng đầu bảng trong Ngũ đại danh diêu thời Tống.
Các nhà sưu tập sau này có thói quen dùng chữ "bạch định" - mình hiểu là chữ viết gọn của "bạch từ Định diêu" - để chỉ mọi loại gốm sành tráng men trắng hay sứ men trắng không có trang trí thêm màu khác. Cần lưu ý rằng Định diêu không chỉ dùng duy nhất loại men màu trắng, mà dùng phổ biến cả men vàng, men đen... Mặt khác các món men trắng không hẳn chỉ xuất phát từ lò Định diêu, chẳng hạn thời Tống dòng Cát Châu diêu 吉州窯 (e. Jizhou ware) cũng có bạch từ, thời Minh - Thanh có dòng bạch từ vùng Đức Hóa - Phúc Kiến.
^ Bạch từ Định diêu thời Tống, hiện vật ở NPM
^ Bạch từ Định diêu thời Tống, hiện vật ở NPM
^ Bạch từ Định diêu thời Kim, hiện vật ở NPM
^ Gốm Định diêu thời Bắc Tống, hiện vật ở TNM
^ Gốm Cát châu diêu thời Nam Tống, hiện vật ở NPM
...
Loạt ghi chép sơ lược này tạm dừng tại đây, mặc dù có đến cỡ chục dòng gốm sứ Trung Quốc danh tiếng trước khi xuất hiện thanh hoa từ (men trắng vẽ xanh) thời Nguyên và các loại hình muộn hơn.
Vả lại trong mối quan tâm của riêng mình, lịch sử, văn hóa hay nghệ thuật Việt mới là vấn đề tạm coi như bản lai diện mục, chứ không phải những Ru, những Guan, những Jizhou, Cizhou, Yaozhou... Lò dò lòng vòng bên ngoài chẳng qua để nhìn rõ hơn phần nào vào dung mạo của mình, mà chẳng biết có thấy được không đây?
Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012
Kiến diêu - Gốm "Jian"
Đây là ghi chép ở dạng sơ lược của mình. Thông tin trong bài cần thẩm định thêm.
Xem phần cũ hơn: Nhữ diêu
...
9. KIẾN DIÊU (e. Jian ware, Jian kilns)
Kiến diêu 建窯 là dòng gốm sứ cổ có từ thời nhà Đường, lò gốm thuộc phủ Kiến Ninh 建寧, Kiến An 建安, nay thuộc trấn Thủy Cát 水吉, Kiến Dương 建陽, Phúc Kiến 福建 Trung Quốc. Vào thời Tống – Nguyên, gốm của lò Kiến diêu đạt đến mức cực thịnh. Xương gốm mỏng, sắc men chủ yếu là màu đen, có khi điểm vàng, hay loang hình hạt trai, giọt nước. Cũng từ thời Tống, lò Kiến diêu nổi danh với các loại chén trà men lông thỏ (thỏ hào trản 兎毫盞). Các nhà sưu tập hay định danh dòng gốm này theo cách gọi của người Nhật là gốm tenmoku (thiên mục 天目). Thiên Mục (j. Tenmoku) vốn là tên ngọn núi ở ranh giới Zhejiang (Chiết Giang 浙江) và Anhui (An Huy 安徽) Trung Quốc. Tăng sĩ Nhật Bản Onkei Soyu (1286-1344), vốn tu học tại núi Thiên Mục Trung Quốc, được xem là có những ghi chép sớm nhất về những chén uống trà được sử dụng tại Thiên Mục và gọi tên là tenmoku trong thư tịch Nhật Bản, vào khoảng năm 1335 (1). Thế kỷ 13, gốm Kiến diêu đã du nhập Nhật Bản theo chân giới tăng sĩ. Ngoài dạng men lông thỏ, gốm Kiến diêu còn có những sản phẩm diêu biến 窑变 (j. yohen) (mà hiện tại các bảo tàng Nhật Bản chỉ lưu giữ được tổng cộng 4 hiện vật, trong đó 3 món được xem như bảo vật) và men hình giọt dầu loang (du tích 油滴, j. yuteki) (1). Bảo tàng Cố cung Đài Loan cũng lưu giữ một số hiện vật. Nhiều nghệ nhân thời nay đã nỗ lực để tái hiện dòng men gốm này và trên thị trường lưu hành rất nhiều gốm phỏng chế, cả kiểu men lông thỏ, diêu biến và du tích.
Sau đây là hình ảnh vài món Kiến diêu, lưu giữ ở Bảo tàng quốc gia Tokyo Nhật Bản
^ Gốm men lông thỏ, thời Nam Tống
^ Gốm men lông thỏ, thời Nam Tống
^ Gốm men đen, thời Nam Tống
^ Gốm men du tích, thời Nam Tống
^ Gốm men du tích, thời Kim
Nguồn ảnh: http://webarchives.tnm.jp
Xem phần cũ hơn: Nhữ diêu
...
9. KIẾN DIÊU (e. Jian ware, Jian kilns)
Kiến diêu 建窯 là dòng gốm sứ cổ có từ thời nhà Đường, lò gốm thuộc phủ Kiến Ninh 建寧, Kiến An 建安, nay thuộc trấn Thủy Cát 水吉, Kiến Dương 建陽, Phúc Kiến 福建 Trung Quốc. Vào thời Tống – Nguyên, gốm của lò Kiến diêu đạt đến mức cực thịnh. Xương gốm mỏng, sắc men chủ yếu là màu đen, có khi điểm vàng, hay loang hình hạt trai, giọt nước. Cũng từ thời Tống, lò Kiến diêu nổi danh với các loại chén trà men lông thỏ (thỏ hào trản 兎毫盞). Các nhà sưu tập hay định danh dòng gốm này theo cách gọi của người Nhật là gốm tenmoku (thiên mục 天目). Thiên Mục (j. Tenmoku) vốn là tên ngọn núi ở ranh giới Zhejiang (Chiết Giang 浙江) và Anhui (An Huy 安徽) Trung Quốc. Tăng sĩ Nhật Bản Onkei Soyu (1286-1344), vốn tu học tại núi Thiên Mục Trung Quốc, được xem là có những ghi chép sớm nhất về những chén uống trà được sử dụng tại Thiên Mục và gọi tên là tenmoku trong thư tịch Nhật Bản, vào khoảng năm 1335 (1). Thế kỷ 13, gốm Kiến diêu đã du nhập Nhật Bản theo chân giới tăng sĩ. Ngoài dạng men lông thỏ, gốm Kiến diêu còn có những sản phẩm diêu biến 窑变 (j. yohen) (mà hiện tại các bảo tàng Nhật Bản chỉ lưu giữ được tổng cộng 4 hiện vật, trong đó 3 món được xem như bảo vật) và men hình giọt dầu loang (du tích 油滴, j. yuteki) (1). Bảo tàng Cố cung Đài Loan cũng lưu giữ một số hiện vật. Nhiều nghệ nhân thời nay đã nỗ lực để tái hiện dòng men gốm này và trên thị trường lưu hành rất nhiều gốm phỏng chế, cả kiểu men lông thỏ, diêu biến và du tích.
Sau đây là hình ảnh vài món Kiến diêu, lưu giữ ở Bảo tàng quốc gia Tokyo Nhật Bản
^ Gốm men lông thỏ, thời Nam Tống
^ Gốm men lông thỏ, thời Nam Tống
^ Gốm men đen, thời Nam Tống
^ Gốm men du tích, thời Nam Tống
^ Gốm men du tích, thời Kim
Nguồn ảnh: http://webarchives.tnm.jp
Nhữ diêu - Gốm "Ru"
Đây là ghi chép ở dạng sơ lược của mình, lấy từ wikipedia và nguồn tư liệu hạn chế search được từ Internet, nhân đọc thấy tin giới sưu tập Tây, Tàu, Ta... vừa phát sốt khi một cái bát gốm "Ru" - tức của lò Nhữ diêu thời Tống được đấu giá hàng triệu đô. Không biết có ai soạn tủ đồ của mình rồi thấy những món y chang và có khi còn long lanh hơn. Dù những di sản văn hóa của nhân loại đều đáng được tôn vinh, ghi chép này chỉ đơn thuần là tư liệu, để hiểu và phân biệt, chẳng hạn giữa những dòng gốm của các lò danh tiếng Trung Hoa thời Tống - Nguyên..., rồi có thể để đối chiếu với gốm Việt trong giai đoạn tương đương, triều Lý - Trần (nếu mình có... mơ ước làm nghiên cứu). Tuy nhiên thông tin trong bài có thể sơ sót, cần được thẩm định.
...
2. NHỮ DIÊU (e. Ru ware, Ru kilns)
Nhữ diêu 汝窑 là dòng gốm xuất phát vào thời Tống vãn kỳ từ vùng Nhữ Châu 汝州, nay thuộc tỉnh Hà Nam 河南 Trung Quốc. Đồ gốm Nhữ diêu được chế tác cho cung đình triều Tống sử dụng trong vòng 30 năm (1086-1106), khi gốm Định diêu không còn được trọng thị nữa. Gốm Nhữ là một trong Ngũ đại danh diêu thời Tống.
Nhà Kim diệt nhà Bắc Tống, lò Nhữ diêu cũng tiêu vong, nên ngày nay các món Nhữ diêu còn lại rất ít. Bảo tàng Cố cung Đài Loan lưu giữ được 21 hiện vật, Cố cung Bắc Kinh lưu giữ 17 hiện vật, Bảo tàng Thượng Hải 8 hiện vật, Percival David Foundation ở Anh lưu giữ 7 hiện vật, các bảo tàng khác ở Mỹ, Nhật và sưu tập tư nhân lưu giữ khoảng 10 hiện vật.
Các món đích Nhữ diêu thanh từ 青瓷, gồm men thiên thanh 天青 hay đậu thanh 豆青, trong men có chứa mã não, ánh sắc xanh ngọc phỉ thúy rực rỡ, men trong vắt như ngọc, được mệnh danh “vũ quá thiên thanh 雨过天青”. Đa phần những hiện vật dòng Nhữ diêu có kích thước nhỏ, ví dụ bát chỉ có đường kính 10-16cm, hiếm có cái lớn đến 20cm.
Sau đây là hình ảnh vài món đích Nhữ diêu lưu giữ tại Bảo tàng Cố cung Đài Loan.
Nguồn ảnh: http://antiquities.npm.gov.tw
...
2. NHỮ DIÊU (e. Ru ware, Ru kilns)
Nhữ diêu 汝窑 là dòng gốm xuất phát vào thời Tống vãn kỳ từ vùng Nhữ Châu 汝州, nay thuộc tỉnh Hà Nam 河南 Trung Quốc. Đồ gốm Nhữ diêu được chế tác cho cung đình triều Tống sử dụng trong vòng 30 năm (1086-1106), khi gốm Định diêu không còn được trọng thị nữa. Gốm Nhữ là một trong Ngũ đại danh diêu thời Tống.
Nhà Kim diệt nhà Bắc Tống, lò Nhữ diêu cũng tiêu vong, nên ngày nay các món Nhữ diêu còn lại rất ít. Bảo tàng Cố cung Đài Loan lưu giữ được 21 hiện vật, Cố cung Bắc Kinh lưu giữ 17 hiện vật, Bảo tàng Thượng Hải 8 hiện vật, Percival David Foundation ở Anh lưu giữ 7 hiện vật, các bảo tàng khác ở Mỹ, Nhật và sưu tập tư nhân lưu giữ khoảng 10 hiện vật.
Các món đích Nhữ diêu thanh từ 青瓷, gồm men thiên thanh 天青 hay đậu thanh 豆青, trong men có chứa mã não, ánh sắc xanh ngọc phỉ thúy rực rỡ, men trong vắt như ngọc, được mệnh danh “vũ quá thiên thanh 雨过天青”. Đa phần những hiện vật dòng Nhữ diêu có kích thước nhỏ, ví dụ bát chỉ có đường kính 10-16cm, hiếm có cái lớn đến 20cm.
Sau đây là hình ảnh vài món đích Nhữ diêu lưu giữ tại Bảo tàng Cố cung Đài Loan.
Nguồn ảnh: http://antiquities.npm.gov.tw
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)